Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Bạn có biết ai là "cha đẻ" của dây đai an toàn trong xe ô tô?

Với sự trợ giúp của dây đai an toàn, việc di chuyển bằng xe ô tô đã trở nên an toàn hơn rất nhiều. Ước tính, mỗi năm chiếc dây này cứu mạng sống của hơn 1 triệu người và góp phần ngăn chặn khoảng 100.000 ca tử vong khác.

Mục đích của dây đai an toàn

Thắt dây đai an toàn
Từ một trang bị tùy chọn trở thành một trang bị tiêu chuẩn, dây đai an toàn ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho những người sử dụng xe ô tô để đi lại. Mục đích của việc phát minh ra trang bị này là giữ cho người ngồi bên trong không bị văng ra ngoài hay lao về phía trước khi xe dừng đột ngột, nói một cách chuyên môn hơn chính là triệt tiêu lực quán tính. Chẳng hạn, nếu một chiếc xe đang lao đi với vận tốc khoảng 60 km/h bất ngờ va phải chướng ngại vật trên đường thì người lái sẽ có nguy cơ va đầu vào vô lăng, còn nếu vận tốc lúc đó là 100 km/h thì những người ngồi ở hàng ghế trước có thể lao vào kính chắn gió và lúc này, tổn thương vùng đầu là rất khó tránh khỏi.

"Cha đẻ" của dây đai an toàn


Nils Bohlin - "cha đẻ" của dây đai an toàn 3 điểm
Chiếc dây đai an toàn được trang bị cho tất cả các loại xe hiện nay là dây đai ba điểm do Nils Bohlin– một kỹ sư tại Volvo phát minh vào năm 1959. Tuy nhiên, trong những năm 30, dây an toàn đã được sử dụng như một giải pháp bảo đảm an toàn thụ động cho máy bay và 20 năm sau đó, tức là vào năm 1956, Ford cũng đã quyết định đầu tư trang bị này cho các xe của hãng như một cách để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như tăng sức hút cho sản phẩm. Một điều không may là loại dây đai này chưa đủ mạnh để triệt tiêu quán tính dẫn tới số lượng tử vong trong các vụ tai nạn vẫn không thực sự thuyên giảm.

Dây đai an toàn 2 điểm
Vào năm 1958, hãng Volvo đã quyết định thuê Nils Bohlin để nghiên cứu về một chiếc dây đai an toàn cải tiến hơn và đến năm 1959 thì Nils đã cho ra mắt sản phẩm của mình dưới dạng dây đai 3 điểm. Với chiếc dây đai này, hầu như mọi điểm yếu đã được phát hiện khi sử dụng dây đai an toàn 2 điểm đều được khắc phục như khả năng giữ chặt được ngực, vai, xương chậu, giúp người ngồi không bị lao về phía trước hay văng ra ngoài.






Dây đai an toàn 3 điểm
Từ sau thời gian này, rất nhiều nghiên cứu và cải tiến được thực hiện. Đến năm 1967, dây đai an toàn được trang bị cho băng ghế sau; năm 1986, được áp dụng cho băng ghế giữa và năm 1993 chính là thời điểm đánh dấu do việc lắp đặt dây đai an toàn 3 điểm trên tất cả các loại xe. Mặc dù, hiện tại, dây đai đã có một số thay đổi nhỏ ở bộ căng đai như tự động siết chặt vào cơ thể người ngồi dựa trên cảm biến va chạm truyền tin hay một số xe hơi hiện đại đã tích hợp trang bị này với một vài hệ thống khác nhưng nhìn chung, dây đai an toàn vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét